Sự nghiệp Gustave_Eiffel

Tháp Eiffel lúc bình minhThánh đường "Saint Mark of Arica"

Eiffel et Cie., công ty tư vấn và xây dựng của Eiffel, với sự hỗ trợ của kỹ sư người Bỉ Téophile Seyrig, đã tham gia vào gói thầu quốc tế xây dựng một cây cầu đường sắt dài 160m qua sông Douro, giữa OportoVila Nova de Gaia, Bồ Đào Nha. Đề xuất của ông giành chiến thắng bởi nó đẹp, có cấu trúc trong sáng, giá thành thấp nhất, và nó tích hợp việc sử dụng phương pháp các lực, khi ấy là một kỹ thuật mới trong thiết kế cấu trúc do Maxwell phát triển năm 1864. Ponte Maria Pia là một vòng cung khớp đôi đỡ một đường sắt đơn qua các cột tăng cường cho toàn bộ cây cầu. Việc xây dựng được tiến hành nhanh chóng và cây cầu hoàn thành trong chưa tới hai năm (5 tháng 1 năm 1876 tới mùng 4 tháng 11 năm 1877). Nó được Vua D. Luís và Nữ hoàng D. Maria Pia khai trương, và cây cầu được đặt theo tên nữ hoàng. Cây cầu được sử dụng cho tới tận năm 1991 (114 năm), khi nó được thay thế bởi Cầu S. John, được thiết kế bởi kỹ sư Edgar Cardoso.[4][5] Eiffel đã xây dựng một số cầu đường sắt thép đúc tại Massif Central, như các cầu cạn tại Rouzat và Bouble. Chúng vẫn được dùng cho các chuyến tàu địa phương và được xây dựng cuối những năm 1860.

Cầu cạn Rouzat

Gustave Eiffel cũng thiết kế La Ruche tại Paris, Pháp. Công trình này, giống như Tháp Eiffel, trở thành một địa điểm thắng cảnh của thành phố. Đây là một kết cấu tròn ba tầng trông giống như một tổ ong lớn và được tạo ra như một kết cấu tạm thời sử dụng như một nhà vòm rượu tại Đại Triển lãm năm 1900. La Ruche trong tiếng Pháp có nghĩa "tổ ong". Ông cũng xây dựng cầu cạn Garabit, một cầu đường sắt gần Ruynes en Margeride tại Cantal département. Ở châu Mỹ, Eiffel thiết kế ga đường sắt trung tâm tại Santiago de Chile (1897) và Mona Island Light nằm gần Puerto Rico. Cây đèn biển được xây dựng khoảng năm 1900 bởi Hoa Kỳ nước đã chiếm được hòn đảo sau khi chấm dứt Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Nó ngừng hoạt động năm 1976.[6]

Năm 1887, Eiffel tham gia vào nỗ lực của Pháp xây dựng một Kênh Panama. Công ty Kênh Panama Pháp, dưới sự lãnh đạo của Ferdinand de Lesseps, đã tìm cách xây dựng một con kênh ngang mực nước biển, nhưng cuối cùng nhận ra rằng điều này là không thể thực hiện. Một con kênh nâng, với các cống đã được lựa chọn làm thiết kế mới, và Eiffel được giao việc thiết kế và xây dựng các cống. Tuy nhiên, toàn bộ dự án kênh gặp vấn đề quản lý kém nghiêm trọng, và cuối cùng sụp đổ với thiệt hại to lớn. Danh tiếng của Eiffel bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi ông bị dính líu vào các scandal tài chính liên quan tới de Lesseps và các doanh nghiệp hỗ trợ dự án. Chính Eiffel không liên quan tới các vấn đề tài chính, và sau này phán quyết có tội với ông đã được đảo ngược.[7] Tuy nhiên, công việc của ông không bao giờ được thực hiện, bởi nỗ lực xây dựng kênh sau này của người Mỹ sử dụng các thiết kế cống mới (xem Lịch sử Kênh Panama).

Sau khi nghỉ hưu ông nghiên cứu và phát triển những ý tưởng mới thông qua việc sử dụng thực tế Tháp Eiffel. Tháp cho phép ông thực hiện những tiến bộ trong khí động học, khí tượng học, và truyền phát radio. Ông đã xây dựng một đường hầm gió tại đáy tháp để nghiên cứu khí động học, đặt các thiết bị khí tượng ở nhiều vị trí trên tháp, và đề nghị quân đội lắp đặt thiết bị radio trên đỉnh tháp. Trong những năm tiếp theo tháp tiếp tục được sử dụng cho truyền phát radio và cuối cùng được dùng để phát sóng vô tuyến.[8]

Eiffel mất này 27 tháng 12 năm 1923 trong ngôi nhà của ông tại Rue Rabelais ở Paris, Pháp. Ông được chôn cất tại Cimetière de Levallois-Perret.

Gustave Eiffel cũng đã từng tới nhiều nơi như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Philippines, vân vân, thiết kế các toà nhà và các cấu trúc khác trong những chuyến thăm của mình. Ông trở nên rất nổi tiếng trên thế giới về ngọn tháp chúng ta đều biết ngày nay với cái tên Tháp Eiffel (đã đề cập ở trên).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gustave_Eiffel http://maps.google.com/maps/ms?hl=en&ie=UTF8&msa=0... http://www.gustaveeiffel.com http://www.lhdigest.com/Digest/StoryPage.cfm?Story... http://www.paris-eiffel-tower-news.com/eiffel-towe... http://www.bernd-nebel.de/bruecken/4_desaster/birs... http://en.structurae.de/persons/data/index.cfm?ID=... http://www.aerodynamiqueeiffel.fr/ http://www.tour-eiffel.fr http://www.tour-eiffel.fr/teiffel/uk/documentation... http://www.civilium.net/infocil/dmaria.shtml